Bài đăng

Lão Tử dạy : Người Thông Minh Phải Thủ Ngu, Thủ Tĩnh, Thủ Nhu, Để Làm Chủ Cuộc Đời

Hình ảnh
Lão Tử có giảng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải làm được ba điều là “thủ ngu”, “thủ tĩnh” và “thủ nhu”. Đây cũng là ba đại trí huệ vô cùng tiêu biểu trong tư tưởng triết học Đạo gia. Lão Tử có giảng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải làm được ba điều là “thủ ngu”, “thủ tĩnh” và “thủ nhu”. Lão Tử tên thật là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, sống vào thời Xuân Thu, là người sáng lập Đạo giáo, đồng thời là tác giả cuốn “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm kinh điển truyền đời. Trong các lời dạy của mình, Lão Tử thường khuyên người ta phải biết tu thân dưỡng tính, sống thuận theo tự nhiên, chất phác, không tranh giành. Lão Tử còn giảng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải làm được ba điều là “thủ ngu”, “thủ tĩnh” và “thủ nhu”. Đây cũng là ba đại trí huệ vô cùng tiêu biểu trong tư tưởng triết học Đạo gia. 1. Thủ ngu: Quân tử đức cao diện mạo như kẻ khờ Tư tưởng triết học của Lão Tử là triết học “thấp điệu”, tức khiêm nhường, nguyện ý hạ mình ở dưới. Từ đầu tới cuối, Lão Tử đều chủ trương

Đạo bất đồng bất tương vi mưu

Hình ảnh
Giải nghĩa câu: “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” Câu này có xuất xứ trong Luận Ngữ, Chương Vệ Linh Công, nguyên văn như sau  子曰: ‘ 道不同,不相 为谋 ’ (Tử viết:  Đạo bất đồng bất tương vi mưu ) Câu này có một số cách hiểu như sau: 1. Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được. Nghĩa này giống câu: chim sẻ sao biết được chí chim hồng. 2. Tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận trao đổi được. Nghĩa này thường gặp các tư tưởng tôn giáo khác nhau luôn chê bai đả kích lẫn nhau. 3. Nghề nghiệp khác nhau không thể đàm đạo cùng nhau được. VD: bác nông dân thì chỉ biết nói chuyện về lúa ngô khoai sắn, anh thợ sửa xe thì chỉ biết nói chuyện về bu-gi bu-lông ốc vít, 2 người ngồi với nhau không có tiếng nói chung, không thể đàm đạo được. Nói chung nghĩa 1 là phổ biến nhất, dùng rộng rãi nhất. Ý nói người không cùng quan điểm, chí hướng thì không thiểu nói chuyện, thương lượng hay đàm đạo được. Người xưa nói, phàm là chuyện lớn muốn được thà

Đời người hỗn loạn rốt cuộc cũng chỉ vì mê mải tranh giành

Hình ảnh
Tâm nhàn chính là phúc khí lớn nhất đời người. Người không tranh giành tâm hồn ung dung, thản đãng, phẳng lặng như nước hồ thu in soi lấp lánh ánh mặt trời. Người không so đo, tính toán thì tấm lòng rộng mở, tự nhiên mà vui vẻ, khoái hoạt. Hạnh phúc lớn nhất của đời người chính là không phải tranh giành mà sống, cũng không sợ ai tranh giành Người xưa coi không tranh đoạt chính là phẩm chất lớn nhất của người quân tử. Vì chỉ có kẻ tiểu nhân mới tranh giành mối lợi nhỏ, quên đi nghĩa khí. Người ta cũng nói: “Lương thực ngàn gánh cũng chỉ 3 bữa mỗi ngày, nhà rộng ngàn gian đêm ngủ cũng không quá 2 mét”. Này là công danh, này là lợi lộc, trong đời không cách nào giữ mãi. Của nả đầy kho nhưng trong lòng vẫn có buồn phiền. Vinh hoa phú quý, lộc hậu chức cao cũng chỉ là chút mây khói thoảng qua. Vậy ở đời, tranh giành để được gì? Người ta cứ phải tranh đua, giành đoạt rốt cuộc vì cái gì? Tranh tranh, đấu đấu, cõi người chính là trong một vòng xoay danh – lợi – tình mà làm khổ lẫn

‘Tâm thiện là vàng kim’ – Thiện lương là bùa hộ mệnh tốt nhất của con người

Hình ảnh
Lạp Tư Kim từng nói: “Không có dung mạo cao quý nào khác ngoài một tâm hồn chân thành”. Hoa dù đẹp nhưng không có gốc sẽ khô héo, nước dù trong nhưng không có nguồn sẽ khô cạn. Mỗi cá nhân đều giống như một cánh diều, dây đủ chắc đủ dài mới có thể bay xa. Nếu không như thế thì con diều dẫu đẹp đến đâu cũng chỉ đáng nằm trong rương mà thôi.  Con người nên dưỡng thân nghèo và dưỡng tâm giàu, sinh hoạt nên đạm bạc, nội tâm nên phong phú. Dưỡng thân nghèo Có câu rằng: “Con trai dưỡng nghèo, con gái dưỡng giàu”, thực ra dù là trai hay gái thì đều nên dưỡng thân nghèo. Dưỡng thân nghèo là một quá trình tỉa cành cắt gai, rèn luyện bản thân, không ngừng tu dưỡng trong gian khó. Dưỡng thân nghèo nghĩa là đừng quá xem trọng những truy cầu vật chất hay những mong muốn tiền tài. Mong muốn vừa đủ có thể thúc giục con người tiến bộ, nhưng hễ mong muốn bành trướng thì sẽ mê hoặc nhân tâm, khiến con người nhìn không ra phương hướng, đi sang phía lầm lạc.  Dục vọng là vô cùng, người ta nên họ

Biết làm cho mất

Dịch Kinh có câu "Biết tiến biết thoái, biết giữ cho còn biết làm cho mất, mà không làm mất cái Chánh của mình." Trang Tử nói  "Nước không đủ sâu thì không chứa nổi thuyền lớn." Cái tánh tự nhiên của vạn vật là sự bảo toàn và chứa đựng, đó chính là Đức. Đức là biểu hiện của Đạo. Cái ta biết làm cho mất thì chính nó sẽ tự bảo toàn; cái ta không tranh thì chính cái đó cũng không ai tranh với ta. Như Đức của nước, chính vì ở chỗ hiểm sâu nên sức chứa đựng mới càng lớn. Chỗ hiểm sâu là chỗ chẳng ai dám tranh. Trong kinh dịch có 3 quẻ hiểm nạn đều có ngoại quái hoặc nội quái có tượng thủy. Do đó trong hiểm nạn mà không giữ lấy Đức Chánh thì mới gọi là mất; trong hiểm nạn biết làm cho mất là tự nhiên có sự bảo toàn. Ví như cố giành lấy cái được vinh dự cho cá nhân trong thời quẻ Kiển, thì chẳng khác nào đi về hướng Đông Bắc. Bởi vậy, khi vào hiểm nạn phải hiểu sự chứa đựng của nước. Tượng quẻ là một dương nằm giữa hai âm, là quẻ thuộc dương, tức không làm mất tính q

Làm người may mắn, hạnh phúc

Làm người nhất định phải “ghi lòng tạc dạ” được 4 điều này Nhân sinh tứ thủ - bốn điều cần thủ vững trong cuộc đời không nghiêng về làm nên chí lớn, thành công mà cốt là gây dựng nên cốt cách con người. Mỗi câu nói của người xưa đều là những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự việc thật xảy ra trong một thời gian lâu dài. Hiểu rõ và làm theo những lời dạy bảo này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cho vận mệnh của chúng ta. Hãy cùng xem những bí quyết để cả đời được suôn sẻ mà người xưa dạy là những gì nhé! 1. Thủ khiêm tốn: giữ đức tính khiêm tốn Trong “Sử ký” có viết rằng, thời trẻ Khổng Tử từng hướng Lão Tử thỉnh giáo đạo lý làm người. Lão Tử nói với Khổng Tử: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu.” (Tạm dịch: Người buôn giỏi thường khéo giữ của quý giá như không hề có gì, người quân tử đức tính dung mạo giống như kẻ ngu ngơ).   Lão Tử nói với Khổng Tử rằng: “Nhĩ yếu khứ điệu kiêu ngạo chi khí hòa tham dục chi t

Cương lĩnh học Dịch

Để học Dịch cần có Đạo Đức, dưới đây tôi ghi lại thành các bài học từ lời dạy của Lão Tử trong Học thuyết Đại Đạo (Đạo Đức Kinh). Bài 1: Thế gian vạn vật đều phải giữ gìn căn nguyên, không nên bị dục vọng chi phối. Nếu như đánh mất bản tính, thì dễ sinh ra các dục vọng sau đó sinh ra các loại tranh chấp. Cho nên làm người nên thanh tâm quả dục mới không thể đánh mất căn nguyên được. Thiên đạo vận hành xuất phát từ tự nhiên. Con người làm việc thì phải từ bỏ dục vọng, trở về nguyên tính, thuận theo tự nhiên, thanh tâm quả dục. Tri thức là không thể học hết, Trời Đất bao la không nên ngừng học tập, phải từ từ thể ngộ thì mới hiểu. Lòng thanh tịnh, không có dục vọng, chăm làm việc thiện, cứu giúp người khác. Mọi chuyện trong đời đều có định sẵn, khó khăn đều có lý do. Bài 2: Trị tâm, thanh tịnh vô dục. Trị quốc, tự nhiên vô vi. Trị gia, hòa hợp hằng nhất . Trị thân, quy nguyên chân nhu: Ý của câu này muốn nói là, người nếu như quay trở về lúc còn sơ