Lý khởi tạo

Hôm nay, 12/3/2019 (08h30 sáng ngày 07/02/2019 ÂL)
Giờ Bính Thìn, Ngày Mậu Thân, Tháng Đinh Mão, Năm Kỷ Hợi

Giờ khởi động tâm tôi được quẻ chủ: Phong Trạch Trung phu, động hào 2. Biến quẻ Phong Lôi Ích, động hào 2.
Xem nghĩa lý của quẻ và hào cũng thật đúng điều đang nghĩ, nên lập Blog này để cũng cố đạo học, tránh khỏi mê lầm.

Chủ quẻ: Phong trạch Trung phu
Trung phu: Đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.
Trong lòng có đức tin tới cảm được heo và cá, tốt như vậy thì lội qua sông lớn được, giữ đạo chính thì lợi.
Quẻ này ở giữa có hai hào âm (hai nét đứt), như trong lòng trống rỗng (hư tâm) không có tư dục, tư ý; còn 4 hào dương là nét liền, đặc, thực (trái với hư), mà hào 2 và hào 5 lại đắc trung (ở giữa nội và ngoại quái), vậy là có đức trung thực. Do đó mà đặt tên quẻ là Trung phu.  Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới; dưới là Đoài, phục tòng người trên; như vậy là cảm hóa được dân.  Lòng chí thành cảm được những con vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.  Đại Tượng truyện giảng: gió ở trên, chằm ở dưới, là gió (làm) động được nước như lòng thành thực cảm động được người. Nên lấy lòng trung thành mà xử việc thiên hạ; như xử tội thì xét đi xét lại, tìm cách cứu tội nhận, tha cho tội chết.
Hào 2, dương: Như con hạc mẹ gáy ở bóng râm, con nó họa lại; lại như tôi có chén rượu ngon, tôi cùng anh chia nhau.
Hào này ứng với hào 5 ở trên, cả hai đều có đức dương cương, lại đắc trung đều có lòng thành thực, đều là những hào quan trọng trong quẻ Trung phu; hai bên cảm ứng, tương đắc với nhau như hạc mẹ gáy mà hạc con họa lại, hoặc như một người có chén rượu ngon mà chia với bạn.  “Người quân tử ở trong nhà mà nói ra, nếu lời nói hay thì người ngoài nghìn dặm cũng hưởng ứng, huống chi là người ở gần;... hành vi từ gần phát ra thì ảnh hưởng hiện ngay ở xa... như vậy chẳng nên thận trọng lắm ư?”.  Khổng tử đã hiểu rộng “tiếng gáy của con hạc” là lời nói hay; và “chén rượu ngon” là hành vi đẹp, mà khuyên chúng ta phải thận trọng về ngôn, hành.

Biến quẻ: Phong Lôi Ích
Ích: lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên.
Tăng lên: Tiến lên thì lợi (làm việc ích) thì lợi, qua sông lớn thì lợi (có gian nan nguy hiểm gì cũng vượt được).
Quẻ này trái với quẻ Tổn. Ngoại quái vốn là Càn, bớt một hào dương, thành quẻ Tốn; nội quái vốn là quẻ Khôn, được một hào dương quẻ Càn thêm vào, thành quẻ Chấn. Vậy là bớt ở trên thêm (ích) cho dưới; còn quẻ Tốn là bớt ở dưới thêm cho trên.  Xét về tượng quẻ thì sấm (Chấn) với gió (Tốn) giúp ích cho nhau vì gió mạnh thì tiếng sấm đi xa, mà sấm lớn thì gió mới dữ. Vì vậy gọi là quẻ ích.  Mình ở địa vị cao mà giúp cho người ở thấp, càng làm càng có lợi, khó khăn gì rồi kết quả cũng tốt.  Thoán truyện giải thích thêm: Xét hào 2 và hào 5, đều đắc trung, đắc chính cả; lấy đạo trung chính mà giúp ích cho dân, dân sẽ vui vẻ vô cùng mà đạo càng sáng sủa.  Nhưng quẻ này cũng như quẻ Tổn, tốt hay xấu còn tùy cách thức làm và tùy thời nữa (ích chi đạo, dữ thời giai hành): dân đói không có gạo ăn mà cưỡng bách giáo dục; dân rét không có áo bận mà cấp cho xà bông thì việc giúp ích đó chỉ có hại.  Đại Tượng truyện đứng về phương diện tu thân, khuyên: Thấy điều thiện thì tập làm điều thiện, thấy mình có
Hào 2, âm: Thình lình có người giúp cho mình một con rùa lớn đáng giá mười “bằng”, không từ chối được, rất tốt. Nếu là vua dùng đức để tế Thượng Đế, Thượng Đế cũng hưởng, mà được phúc, tốt.
Hào này âm, nhu thuận, trung chính, nên được người trên giúp ích cho nhiều (như cho mình một con rùa quí – coi hào 5 quẻ Tổn ở trên), không từ chối được, cứ giữ vững đức trung chính thì tốt. Ví dụ: là nhà vua mà có được đức trung chính đề cầu Trời, thì Trời cũng giúp cho.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cương lĩnh học Dịch

Đạo bất đồng bất tương vi mưu

Lão Tử dạy : Người Thông Minh Phải Thủ Ngu, Thủ Tĩnh, Thủ Nhu, Để Làm Chủ Cuộc Đời