Cương lĩnh học Dịch

Để học Dịch cần có Đạo Đức, dưới đây tôi ghi lại thành các bài học từ lời dạy của Lão Tử trong Học thuyết Đại Đạo (Đạo Đức Kinh).

Bài 1:

Thế gian vạn vật đều phải giữ gìn căn nguyên, không nên bị dục vọng chi phối. Nếu như đánh mất bản tính, thì dễ sinh ra các dục vọng sau đó sinh ra các loại tranh chấp. Cho nên làm người nên thanh tâm quả dục mới không thể đánh mất căn nguyên được.

Thiên đạo vận hành xuất phát từ tự nhiên. Con người làm việc thì phải từ bỏ dục vọng, trở về nguyên tính, thuận theo tự nhiên, thanh tâm quả dục.

Tri thức là không thể học hết, Trời Đất bao la không nên ngừng học tập, phải từ từ thể ngộ thì mới hiểu.

Lòng thanh tịnh, không có dục vọng, chăm làm việc thiện, cứu giúp người khác.

Mọi chuyện trong đời đều có định sẵn, khó khăn đều có lý do.

Bài 2:

Trị tâm, thanh tịnh vô dục.
Trị quốc, tự nhiên vô vi.
Trị gia, hòa hợp hằng nhất.
Trị thân, quy nguyên chân nhu: Ý của câu này muốn nói là, người nếu như quay trở về lúc còn sơ sinh xương yếu gân mềm, mới có thể tâm thần an định sống lâu muôn đời.
Trị thần, bảo nhất hoàn nguyên: Cái thần của người nằm ở trong con người. Hòa vào làm một, nhân thần hợp nhất mới có thể trở về ban đầu, thần trí sáng tỏ.
Vạn vật đắc nhất nhi sinh.

Sở dĩ tâm loạn do thần trí lo sợ. Con người ta sinh ra trên đời đứng ở giữa Trời và Đất này có sinh lão bệnh tử và nỗi khổ bi quan ly hợp, đây cũng chính là nguồn gốc của mọi đau khổ. Thần không kinh sợ thì tâm không loạn.

Cho dù bất cứ gặp phải chuyện gì, chuyện vui cũng được, chuyện buồn cũng xong, nhất định phải bình thản mà xử trí. Tâm định thần nhất. Nếu như đạt được tới cảnh giới không vui cũng không buồn, thì có thể đối phó với mọi sự đổi thay trong thiên hạ.

Trời Đất vận hành, vạn vật hóa sinh đạo lý trên đời chỉ có một có một chữ: Nhất. Nếu mất chữ Nhất thì bản tính cũng mất: Trời mất chữ Nhất, thế gian trong xanh biến thành vẫn đục, vạn vật hủy diệt tự nhiên không còn. Đất mất chữ Nhất, núi non sụp lở, sông ngòi ngập lụt, vạn vật từ nay không còn yên ổn. Người mất chữ Nhất, thân hình phân ly, chỉ còn cái vỏ đần độn ngu dốt, sống mà không bằng chết. Quân mất chữ nhất, muôn dân muốn sống phải tàn hại nhau, các nước phân tranh, thiên hạ sẽ đại loạn. Thiếu mất chữ Nhất, vạn vật không sinh cũng không lớn lên, âm dương bất thông, bản thân bị tận diệt.

Bài 3:

Con người đánh mất bản tính sống mơ mơ màng màng, giống như nỗi lo lắng sẽ đánh mất cha mẹ, tựa như một cây gậy trúc đo chiều sâu của biển rộng. Cứ muốn quay về tìm lại bản tính của mình nhưng không thấy được, cả ngày đều sống trong nỗi sầu lo và mâu thuẩn ở nội tâm, nên không thể không đau khổ.

Con người bị thanh sắc, dục vọng quấy rầy đương nhiên nội tâm bế tắc không thông. Nếu như không thông thì càng ham muốn, như vậy trong ngoài bế tắc khiến cho khí huyết tắc nghẽn, thân thể sẽ bị nhiễm bệnh. Thân tâm không thông, khí huyết không chuyển; dù muốn làm chuyện tốt thì cũng là lực bất tòng tâm. Cho nên trước tiên cần phải khai thông Thân Tâm, thân tâm được thông thì không sinh bệnh, mọi chuyện sẽ tự giải.

Cách để khai thông và điều khiển thân tâm: Nội tâm vô dục, thanh tĩnh tự nhiên, không tranh không cầu, không mâu không thuẫn, không quên bản tính, giống như trẻ con.

Tất cả tuân theo tự nhiên, khí huyết thông, tâm sẽ vui. Vậy thì trong lòng không còn xảy ra mâu thuẫn nữa.

Hành động của trẻ con đều tuân theo tự nhiên, không có sự cố ý, quên mất bản thân, không cố chấp với chính bản thân, đạt tới cảnh giới vô ngã. Như vậy họa sẽ không tới, phúc cũng không tới. Phúc, họa không tới thì làm sao nãy sinh khúc mắc và tai kiếp.

Bài 4:

Dùng trái tim thản nhiên tiêu dao để sinh sống trong cảnh điền viên mộc mạc, thuận theo tự nhiên, tiêu dao, vô vi, phi sĩ phi quan. Nên tùy thời mà làm.

Dòng sông lịch sử nhân loại luôn hướng về trước, chúng ta chỉ là một hạt cát nho nhỏ trong con sông dài đó. Cho dù sống thêm một trăm năm, hai trăm năm thì chẳng là gì so với phát triển mấy ngàn năm của cả nhân loại. Nên làm theo chết mà không hết là thọ mới phải.

Chết mà không hết là thọ: Thần tử như thần sinh (mặc dù thân vong nhưng tinh thần vẫn còn trường tồn).

Nước sông cứ chảy hoài không phân ngày đêm, nước sông cứ cuồn cuộn ào ạt. Đời người cũng như vậy, trôi qua không ngừng. Nước sông không biết chảy tới đâu, đời người không biết về nơi nào.

Người sinh ra ở trong Thiên Địa là cùng một thể với Thiên Địa. Thiên Địa là vật tự nhiên, đời người cũng chính là vật tự nhiên. Đời người có ấu, thiếu, tráng, lão; bốn giai đoạn giống như xuân hạ thu đông của Thiên Địa. Sinh trong tự nhiên, chết trong tự nhiên, thuận theo tự nhiên thì bản tính không đoạn, làm trái tự nhiên suốt ngày phải hối hả như vậy khiến bản tính ràng buộc, trong lòng nặng nợ công danh; tự nhiên sinh ra lo âu phiền não vì vậy mà tăng.

Thiên Địa không ai đẩy mà vận hành, nhật nguyệt không ai thắp mà tự sáng, tinh tú không ai xếp mà trật tự, gia súc không người tạo mà tự sinh, tất cả do tự nhiên cần gì phải rầu lo. Người khi nào sinh ra, khi nào mất, được vinh lộc hay hổ thẹn là lý của tự nhiên, là đạo của tự nhiên. Cứ làm theo lý của tự nhiên, cứ nghe theo đạo của tự nhiên nước ắt tự trị, người ắt tự chính.

Học đức của dòng nước. Nước có đức gì? Nước đứng đầu thiện, nước thiện với vạn vật mà không tranh, nước ở chốn ác của chúng sinh; đây là đức tính biết khiêm tốn, mà giang hải có thể vương của trăm sông suối đó là vì nó biết trọng thiện mới có thể trở thành vương. Nếu ai cũng nhu nhược như nước, thì người càng mạnh mẽ, càn khó thắng họ, đây là tính nhu nhược của nước. Phải dùng nhu thắng cương, dùng nhược thắng cường. Vô hữu tiến vào vô vang, cho nên có thể hiểu được đạo lý lợi ích của vô vi.

Người ở phía trên, nước ở phía dưới; người ở đất bằng, nước ở chỗ hiểm; người ở chỗ sạch, nước ở chỗ bẩn ở nơi mọi thứ đều ác thì phải tranh với ai chứ. Không tranh với đời, thì thiên hạ không ai tranh giành với mình, đây là noi theo tính của nước. Nước cũng giống đạo, đạo ở đâu cũng có, nước chỗ nào cũng lợi; nên Thánh nhân nhìn thời mà làm, hiền giả tùy cơ ứng biến, trí giả vô vị mà trị, đạt giả thuận theo ý trời.

Bài 5:

Thiên Địa tạo hóa, vạn vật chúng sinh dù sinh trưởng không ngừng, tuần hoàn không ngừng nhưng không đứng ngoài đạo lý nhất âm nhất dương. Người có dương thì sống, dương tận thì chết, tuần hoàn bù đắp quanh đi quẩn lại, đây là đạo của Thiên Địa tự nhiên không ai cãi được.

Tuy sinh ra giống nhau, nhưng chết lại khác, chia thành 3 loại: thuận theo tự nhiên tương hợp âm dương tâm tĩnh vô dục, tận hưởng tuổi thọ là thọ chung chính tẩm, trong mười có ba; không tuân âm dương, sinh đã yếu, bệnh tật quấn thân có thể trường thọ nhưng trường đường lại đoản mạng mà chết, trong mười có ba; người sống quá tham vọng, truy đuổi danh lợi, hưởng thụ quá nhiều, hao hết dương khí cho nên phải chết sớm, trong mười có ba.

Người sống một đời giống như nằm mơ, trôi qua như chớp.

Bài 6:

Mọi chuyện đều có định sẵn, tất cả đều có nhân duyên của nó.

Người sống trên đời, mặc cần mặc ấm, ăn cần ăn no không cần quá mức phô trương lãng phí, cả đời tiết kiệm.

Làm việc không thể cậy mạnh.

Bài ôn tập:

Đạo đức là gì?

Đầu tiên là Đạo. Đạo chính là gốc rễ, bản tính nguyên thủy của Thiên Địa vạn vật, của mọi sinh linh, nó vô hình vô dạng, kín đáo bất lộ, không có dấu vết, lại tồn tại khắp nơi chỗ nào cũng có, không từ vật nào; sinh ra Thiên Địa, vận hành nhật nguyệt, nuôi dưỡng vạn vật lại không hề khoe khoang tự cao.

Thứ phản ánh hành vi của con người trên phương diện Đạo, chính là Đức. Học thuyết Đạo Đức khuyên người trừ dục hoàn gốc, cũng chính là nói trừ đi dục vọng của sau này, tìm về những bản tính của nguyên thủy.

Dục vọng con người có hai loại: một loại là ngoại dục, một loại là nội dục.

Người có ngoại dục, tham lam thế sự, mong cầu vinh hoa phú quý, tham danh hám lợi luôn đòi hỏi vô số lợi, cả ngày chìm nổi trong danh lợi khiến cho trong lòng không tịnh, tự sinh phiền não, thân tàn tâm mệt.

Có nội dục ham thích tụ tập, tìm hiểu chân lý, tự cho là không gì không biết, luôn cùng người khác tranh chấp biện luận, không khiêm tốn, không học hỏi vì vậy mà sinh phiền não.

Nếu như người nào có cả hai loại này, thì bề ngoài theo đuổi ngoại vật, trong lòng thì luôn rầu lo, đánh mất bản tính, vô tình làm tổn hại Tinh – Khí – Thần, từ đó mà chịu đau khổ.

Làm sao mới có thể trừ dục vọng, hoàn gốc, hợp với Đạo Đức?

Trước tiên thì không nên cố chấp đối với vạn sự vạn vật, người càng cố chấp khó hiểu đạo đức, những người cố chấp sẽ sinh vọng tâm. Vọng tâm càng nhiều, dục vọng tất sinh; lòng tham, vọng tưởng cũng sẽ kéo tới. Khi lòng tham không chiếm được sự thỏa mãn của nó, tự nhiên sinh ra phiền não. Cho nên ta cần phải bỏ đi bản tính cố chấp, mọi chuyện không thể cưỡng cầu đòi hỏi. Đừng để ngoại vật quấy nhiễu, thuận theo tự nhiên mà làm, giữ vững trái tim luôn bình an và thanh tịnh vậy thì có thể hòa hợp với Đạo, hài hòa với Đức.

Con người sinh ra, ăn mặc đi lại đều là bản tính, không phải dục vọng, nhưng cũng không thể để tâm suy nghĩ cầu ăn cầu mặc. Ăn uống là để bảo mệnh, dưỡng mệnh. Nếu bởi vì để cầu no bụng mà phải bôn ba cả ngày, như vậy no bụng chưa thấy mà đã thấy tật bệnh, thậm chí chết sớm, cần gì phải làm như vậy.

Mặc cần mặc ấm, ăn cần ăn no, sơn trân chất đống một bụng khó ăn, nhà cửa tuy nhiều nhưng ngủ một giường. Nếu đã dư thừa thì giúp người nghèo, làm việc thiện, tích chút công đức để phước cho cháu con.

Trời là gì?

Trời là thứ thanh khiết rõ ràng có thể thấy nhưng mà sờ không có tới. Trời với Đất nằm liền kề với nhau và chúng ta đang đứng giữa Trời và Đất.

Nhìn răng và lưỡi, vật cứng dễ phá hủy, mềm yếu dễ bảo toàn. Làm người cần sống ôn hòa, không cần quá cứng rắn, không cần quá sắt bén, như vậy mới có thể trường tồn dài lâu.

Trời Đất vận hành, vạn vật hóa sinh, đạo lý trên đời chỉ có một chữ Nhất. Nếu như mất đi chữ Nhất này thì bản tính cũng mất.

Đại đạo tối giản: Đại đạo rất đơn giản.

Con người làm việc thì phải bỏ dục vọng, trở về nguyên tính, thuận theo tự nhiên, thanh tâm, quả dục. Mọi chuyện đều có định sẵn, khó khăn đều có lý do.

Đạo khả đạo, phi thường đạo.
Danh khả danh, phi thường danh.
Vô danh thiên địa thủy.
Hữu danh vạn vật chi mẫu.

Trị tâm, thanh tịnh vô dục. Trị thân, quy nguyên chân nhu. Trị thế, tự nhiên vô vi. Trị gia, hợp hòa hằng nhất. Trị thần, bảo nhất hoàn nguyên. Trị vạn vật, đắc nhất nhi sinh.

Trời mất chữ nhất, thế gian trong xanh biến thành vẫn đục, vạn vật hủy diệt, tự nhiên không còn. Đất mất chữ Nhất, núi non sụp lở, sông ngòi ngập lụt, vạn vạn từ nay không còn yên ổn. Thiếu mất chữ Nhất, vạn vật không sinh, cũng không lớn lên, âm dương bất thông, bản thân bị tận diệt. Người mất chữ Nhất, thân hình phân ly, chỉ còn cái vỏ, đần độn ngu dốt, sống mà không bằng chết.Quân mất chữ Nhất, muôn dân muốn sống phải tàn hại nhau, các nước phân tranh, thiên hạ đại loạn.

Người sinh ra ở trong Thiên Địa là cùng một thể với Thiên Địa. Thiên Địa là vật tự nhiên, đời người cũng chính là vật tự nhiên. Người khi nào sinh ra khi nào mất, được vinh lộc hay hổ thẹn là lý của tự nhiên là đạo của tự nhiên.

Người trị thế nên từ bỏ dục vọng, không được làm bậy, tích tụ tinh lực, hợp nhất trên dưới, không phân sang hèn. Dân sẽ tự phục, không sinh tranh chấp, thiên hạ thái bình, quân dân đồng tâm, tôn đạo quý đức. Như vậy, tức không cần thống trị, không cần giáo hóa, trị quốc như vậy thì giang sơn vững chắc, thiên thu muôn đời.

Đức của nước

Nước đứng đầu thiện, nước thiện với vạn vật mà không tranh; nước ở chốn ác của chúng sinh, đây là đức tính biết khiêm tốn mà giang hải có thể làm vương của trăm sông suối là vì biết trọng thiện mới có thể trở thành vương. Nước cũng giống đạo, đạo ở đâu cũng có, nước chỗ nào cũng lợi. Nên Thánh nhân nhìn thời mà làm, hiền giả tùy cơ ứng biến, trí giả vô vị mà trị, đạt giả thuận theo ý trời. Không tranh với đời thì thiên hạ không ai tranh giành với mình, đây là noi theo tính của nước.

Trừ bỏ tư dục

Họa trong thiên hạ đều là do tư dục, thiên hạ đại loạn đều là do tranh chấp. Ăn uống đi lại đều là chuyện thường tình, nhưng cũng là căn nguyên của dục vọng. Dân thường tranh lợi, quan lại tranh quyền, chư hầu tranh đất đều là do tư dục; đương nhiên thiên hạ sẽ loạn.

Binh đao là vật không tốt, ai cũng căm ghét. Quân mệnh khó mà cãi, thiên mệnh càng khó cãi. Binh sĩ cầm kiếm giết người chỉ là bất đắc dĩ thôi, không thể thấy thắng mà vui. Xảy ra chiến tranh, thi thể khắp nơi, dân chúng lầm than, vốn nên dùng trái tim thương xót.

Người sinh ra trong Thiên Địa, sinh lão bệnh tử vốn dĩ nên tuân theo tự nhiên càng không thể đi ngược lại nó. Chiến tranh sẽ cướp đi sinh mạng người khác đó là tà đạo.

Đạo Đức

Cây to cứng cáp sinh từ mầm nhỏ, đài cao chín tầng xây từ tòa thấp, hành trình ngàn dặm xuất phát dưới chân.

Nhân pháp địa.
Địa pháp thiên.
Thiên pháp đạo.
Đạo pháp tự nhiên.

Đạo là gốc của Trời Đất, là rễ của vạn vật, nó không có hình cũng không có dạng, bản tính theo tự nhiên. Trời Đất vì nó mà sinh; nhật nguyệt vì nó mà chuyển; người, vật vì nó mà thành; không vì thiện ác của người mà thay đổi, nó là một thứ bất biến trong thế giới vạn vật, luôn luôn biến đổi.

Đức là thứ Đạo sử dụng; tuy hai mà một. Người có được chữ Đức nhờ Đạo, vậy có được thứ tự nhờ đạo; ngược lại, tức là làm trái đạo. Đức và thứ tự đem đến thiên hạ, nếu làm trái ngược thì loạn thiên hạ.

Hài hòa

Hài hòa là một trong những điều cơ bản của học thuyết Đạo Đức. Tự nhiên hài hòa, tinh tú rõ ràng, trời yên đất ổn, mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn vinh. Con người hài hòa, thiên hạ thái bình, xã hội vững chắc, đao thương vào kho, ngựa phóng nam sơn. Triều chính hài hòa, trên dưới đồng lòng, bá quan tận chức, thợ thuyền dụng công, dân chúng an nhàn. Gia đình hài hòa, lục thân hòa thuận, vợ chồng liền tâm, gia đạo hưng thịnh, vui hưởng thiên luân. Cơ thể hài hòa, âm dương cân bằng, mạch tượng ổn định, sức khỏe dồi dào, vui vẻ thoải mái, bảo dưỡng tuổi thọ.

Thánh nhân không có lòng xem lộc dân như của mình, làm khi chưa bắt đầu, trị khi chưa khởi loạn, nói nhiều chẳng hết, không bằng thủ đạo.

Đạo Đức Kinh

Điển tịch này chia làm hai quyển Thượng, Hạ. Quyển Thượng bàn Đạo, quyển Hạ luận Đức gọi là Đạo Đức Kinh. Có tám mươi mốt chương, bao gồm cách thức trị quốc, trị gia và trị thân. Hai chữ Đạo Đức là quy tắc chung trong đó, cũng là nền tảng của vạn sự vạn vật.

Đạo là thứ ẩn hình, Đức là thứ thể hiện; Đức không thể cách Đạo; Đạo càng không thể cách Đức; vô Đức thì sẽ vô Đạo; Đạo là thể, Đức là dụng. Tức là lấy cái có để làm lợi, cái không làm cái dụng.

Tư tưởng của Đạo Đức Kinh có mười đặc tính lớn: Hư vô; Tự nhiên; Thanh tịnh; Vô vi; Thuần túy; Mộc mạc; Khiêm tốn; Điềm tĩnh; Nhu nhược; Không tranh.

Học thuyết Đạo Đức nhìn thì thâm sâu, ảo diệu, khó giải; thật ra vô cùng dễ hiểu, dễ làm: Đạo có tam bảo, có thể thực hiện được tam bảo thì đại đạo không khó tu hành.

Tam bảo của Đạo:

Một là Từ, hai là Kiệm, ba là Không dám đứng trước thiên hạ.

Có Từ mới hùng mạnh; Kiệm mới rộng rãi; Không dám đứng trước thiên hạ mới được người tuyên dương.

Từ, tính tự nhiên; lấy lòng dạ nhân từ để đối xử với vạn sự, vạn vật; lấy lòng khoan từ cảm hóa vạn vật; vạn vật thay đổi cũng sẽ khoan từ. Nếu cả thiên hạ khoan từ, dân chúng tự an, quốc gia tự trị; Từ, tạo nên hùng mạnh.

Kiệm, tính thanh tịnh; thanh tịnh yên tĩnh không làm ra chuyện ác, thuận thiên ứng nhân phù hợp tự nhiên, ban phát vạn vật; vạn vật có lợi, mỗi người có lợi; Kiệm, tạo nên rỗng rãi.

Không dám đứng trước thiên hạ: cần biết khiêm tốn, vô trí vô dục, không tranh với đời, không tự khoe khoang, đặt mình ra sau, không lấn người trước, giống như dòng nước; dòng nước không tranh với vạn vật; ta không tranh, người cũng không tranh và không có thứ gì sánh bằng không tranh.

Khi ta làm việc phải tuân thủ chúng, nghe theo tam bảo mọi chuyện đều thành, đạo tự nhiên đắc. Nếu phạm ba tính này, lòng tham sẽ sinh, tranh cường háo thắng, tranh quyền đoạt lợi, chiếm trước đoạt sau, mất hết nhân từ, tranh chấp như vậy thì càng ly đạo; dù thân không chết nhưng thần đã vong.


Phải đem tam bảo khắc vào trong lòng. Cần phải nghiêm túc, tìm hiểu học thuyết Đạo Đức, tương lai sẽ nhận được rất nhiều lợi ích./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đạo bất đồng bất tương vi mưu

Biết làm cho mất