Làm người may mắn, hạnh phúc
Làm người nhất định phải
“ghi lòng tạc dạ” được 4 điều này
Nhân
sinh tứ thủ - bốn điều cần thủ vững trong cuộc đời không nghiêng về làm nên chí
lớn, thành công mà cốt là gây dựng nên cốt cách con người.
Mỗi câu nói
của người xưa đều là những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự
việc thật xảy ra trong một thời gian lâu dài.
Hiểu rõ và
làm theo những lời dạy bảo này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống
cho vận mệnh của chúng ta. Hãy cùng xem những bí quyết để cả đời được suôn sẻ
mà người xưa dạy là những gì nhé!
1. Thủ
khiêm tốn: giữ đức tính khiêm tốn
Trong “Sử
ký” có viết rằng, thời trẻ Khổng Tử từng hướng Lão Tử thỉnh giáo đạo lý làm
người. Lão Tử nói với Khổng Tử: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức
dung mạo nhược ngu.” (Tạm dịch: Người buôn giỏi thường khéo giữ của quý giá như
không hề có gì, người quân tử đức tính dung mạo giống như kẻ ngu ngơ).
Lão Tử nói với Khổng Tử rằng: “Nhĩ yếu khứ điệu kiêu ngạo chi khí hòa tham dục chi tâm, như thử tài năng thành vi thánh nhân. Giá tiện thị sở vị đích ”Đại trí nhược ngu” (Tạm dịch: Một người phải bỏ khí kiêu ngạo và tâm dục vọng thì mới có thể trở thành thánh nhân. Đây được gọi là “Bậc đại trí giả ngu”).
Lão Tử nói với Khổng Tử rằng: “Nhĩ yếu khứ điệu kiêu ngạo chi khí hòa tham dục chi tâm, như thử tài năng thành vi thánh nhân. Giá tiện thị sở vị đích ”Đại trí nhược ngu” (Tạm dịch: Một người phải bỏ khí kiêu ngạo và tâm dục vọng thì mới có thể trở thành thánh nhân. Đây được gọi là “Bậc đại trí giả ngu”).
2. Thủ
tĩnh: gặp việc lớn nhất định phải có tĩnh khí
“Tĩnh” là một loại đại trí tuệ mà người cổ xưa tôn sùng. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết: “Tĩnh vi táo quân” (Tạm dịch: Tĩnh là chủ của xao động, nóng nảy). Tĩnh có thể khắc chế được khí nóng trên thân thể người, làm mất sự nóng nảy trên cơ thể người.
“Tĩnh” là một loại đại trí tuệ mà người cổ xưa tôn sùng. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết: “Tĩnh vi táo quân” (Tạm dịch: Tĩnh là chủ của xao động, nóng nảy). Tĩnh có thể khắc chế được khí nóng trên thân thể người, làm mất sự nóng nảy trên cơ thể người.
Trong “Đại
học” của tác giả Tử Tư (có ghi chép nhưng chưa xác định) cũng nói: “Tĩnh nhi
hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc” (Tạm dịch: Tĩnh rồi mới
có thể an định. An định rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự mà làm thành được
việc). Có thể nói, tĩnh là an định, là yên ổn, là cơ sở, nền móng của suy nghĩ
và làm thành việc lớn.
Một người
nếu trong tâm không tĩnh thì thực sự rất khó để suy nghĩ được vấn đề, làm
người, làm việc cũng nhất định sẽ ngạo mạn, kiêu căng, xốc nổi. Người có tĩnh
khí sẽ cẩn thận quan sát nhận định tình hình, xem xét thời thế, càng dễ dàng
suy nghĩ được sâu xa mà tìm được ra biện pháp giải quyết vấn đề hay hiểu được
đạo lý nhân sinh.
Chỉ có
người thủ vững được tĩnh mới có thể phát hiện được những điều tốt đẹp và hạnh
phúc trong cuộc sống. Người kiêu căng, xốc nổi, bước chân vội vàng luôn lỡ bước
mà bỏ qua cơ hội gặp gỡ những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chúng ta có thể sẽ
trải qua những năm tháng “phí phạm” hay những lúc “nhấp nhô” trên đường đời nhưng
nếu bảo trì được thái độ và cách sống đạm bạc, thản nhiên tự tại thì từ trong
“rối ren” ấy có thể tìm được sự siêu nhiên và an định trong tâm mình. Khi ấy,
chúng ta sẽ không bị phiền nhiễu và bị gục ngã bởi thế tục, cuộc đời cũng sẽ
rộng mở và sáng tỏ hơn.
3. Thủ
thời: người quân tử chờ thời cơ
Thủ thời
không phải đúng giờ mà là nắm chắc thời cơ. Trong “Chu Dịch” viết: “Quân tử
tàng khí vu thân, đãi thì nhi động” (Tạm dịch: Người quân tử cất giấu vũ khí,
chờ thời cơ). Có ý nói rằng, người quân tử có tài năng, tài nghệ siêu việt hơn
người nhưng họ không khoe khoang mà chờ đến khi thời cơ đến họ đem tài năng,
tài nghệ ra thi triển.
Như Lã
Thượng gặp Chu Văn Vương chính là như vậy. Lời này cũng nhắc nhở chúng ta rằng,
vào lúc chúng ta còn chưa được ai biết đến, thì phải tăng cường tu dưỡng, chờ
khi cơ hội tới mới có thể thi triển ra đầy đủ tài năng của mình.
Thời cơ,
thời thế là khách quan, không phải là con người làm ra. Chúng ta không thể sáng
tạo ra thời cơ mà chỉ có thể làm tốt những việc chúng ta có thể làm, chờ đợi
thời cơ, nắm bắt thời cơ. Đây chính là “thủ thời”. Một người biết “thủ thời”
nhất định sẽ có sự chuẩn bị tốt, kỹ càng và không để thời cơ trôi qua một cách
vô ích.
4. Thủ tín:
người không tín sao làm nên việc?
Trong “Luận
ngữ” của Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê,
tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?” (Tạm dịch: Người mà không đáng tin
cậy, làm sao làm được việc. Xe lớn mà không có cái đòn lớn, xe nhỏ mà không có
cái chốt nhỏ, làm sao dùng để đi đây?)
Thủ tín là
một loại lực hấp dẫn của nhân cách mà có dùng bao nhiêu tiền cũng không mua
được. Đường đường chính chính làm người! Quan minh chính đại làm việc! Vĩnh
viễn đừng bao giờ vứt bỏ sự tín nhiệm của người khác đối với bản thân mình, bởi
vì người khác tín nhiệm bạn tức là giá trị của bạn đã nằm trong sự cảm nhận của
người khác rồi! Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người, thủ tín mới có thể
được lòng người!
Ai cũng có
những vĩ đại riêng của mình. Niềm tin cần phải có thời gian để rèn luyện. Đừng
tin vào bất kỳ ai. Hãy tin vào mình và những trải nghiệm của mình.
Ta có rất
nhiều sự lựa chọn, sự lựa chọn hoàn toàn là của ta. Hãy chọn phương án tốt nhất
để giải quyết công việc - luôn là một người thầy, người bạn và một người đồng
hành với chính bản thân mình. Khi tìm ra được giải pháp, mọi việc thật nhẹ
nhàng.
Một khi đã
biết suy nghĩ thì ai cũng có nỗi khổ riêng. Sáng sớm mở mắt ra là tính toán tất
cả mọi việc trong ngày. Tính toán, tính toán suốt đời cho đến khi nhắm mắt xuôi
tay.
Cuộc sống
rất công bằng: có công thì thưởng, có tội thì phạt. Ngày mai không nói trước
được gì, bởi thế hãy chăm chỉ vào hôm nay để ngày mai nhìn lại ta không hối
hận.
Đừng đợi có
hứng mới làm việc. Hãy làm việc đi rồi cảm hứng sẽ ùa tới. Cứ chăm chỉ đi rồi
bạn sẽ nhận được tình cảm của người khác. Tình yêu thương là thứ không thể nhìn
thấy được, mà chỉ có thể cảm nhận được.
------
Khổng Tử dạy 7 điểm dễ dàng nhìn ra
quân tử và tiểu nhân
Trong
“Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người
quân tử và kẻ tiểu nhân.
Từ xưa đến
nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng
nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 7 điểm dưới đây:
1. Trí tuệ: Người quân tử trước sau
đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ.
Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định,
khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho
nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.
Người quân
tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ
“ngẩng lên không xấu hổ với trời, cúi xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân
trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác
không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không
thể chịu được nên luôn toan tính.
2. Khí chất: Người quân tử rộng rãi mà
không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung
bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không
yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân
biệt người. Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần
nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự
đại, luôn công kích người khác.
3. Kết giao bạn bè:
Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán
mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu
kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình
cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người. Làm như vậy là bởi vì,
người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối
xử công bằng với tất cả mọi người. Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những
người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những
điều sai trái, hại người lợi mình.
4. Lời nói và hành vi: Người
quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người
quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một
bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác,
vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu
diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ
tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng
lòng.
5. Phẩm chất: Khổng Tử nói: “Người quân
tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là
khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản
thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa
và không ngừng tiến bộ. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác,
đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất
cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống
phía dưới, không có tiến bộ.
6. Chí hướng: Người quân tử luôn hướng
lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải
thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu
nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.
Người xưa
nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì
được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về
phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa.
Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày
một sa sút.
7. Truy cầu: Điều mà người quân tử suy
nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính
là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm
đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.
Chính vì
vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được
cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.
Nhận xét
Đăng nhận xét