Dịch khởi từ đâu
“Một đóng, một mở gọi là biến
Qua lại không cùng gọi là thông”
Lẽ biến thông của Trời Đất luôn có mặt cho dù ta biết hay
không. Có biến thông tức là có dịch, dịch tồn tại trong mọi vật, mọi hiện tượng
và trong tâm lý mỗi người. Sự tồn tại và biến thông của dịch là do Lý. Lý là điều
con người bao đời nay muốn tìm hiểu, là nghĩa lý của dịch như qua sự biến thông
mà muốn biết được cát, hung, nghĩa lý của sự vật, sự việc. Do đó, nói dịch là của
một dân tộc hay của một đất nước là đã chưa truy hồi đến lý khởi nguyên của dịch,
như vậy dễ phạm phải sai lầm mà không đạt đến kết quả nghiên cứu hay phát triển
kinh dịch trong thời đại ngày ngay.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu có nhiều bài viết nghiêm túc
và công trình khảo sát, chứng minh Kinh Dịch là của người Việt; trước đó nhiều
sách vở cho đến ngày nay vẫn viết kinh dịch có nguồn gốc từ nước Trung Hoa;
trên quốc kỳ nước Hàn Quốc cũng có biểu tượng của 4 quẻ kinh dịch… Song song
đó, việc học và nghiên cứu kinh dịch từ xưa đến nay của của nhiều trí nhân cổ kim, người nghiên cứu và viết sách, các Dịch lý sĩ… cũng chọn cho mình cách học
và con đường nghiên cứu có giống, có khác nhau, nhưng chung quy lại là theo hai
hướng: Hình nhi thượng học và Hình nhi hạ học. Một lối học để quay về với bản thể vô cực của Dịch lý, một lối học để vận
dụng kinh dịch vào các môn ứng dụng trên nền tảng kinh dịch như bốc phệ, tử vi,
phong thủy, độn giáp…
Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nêu quan điểm và hiểu biết
của mình về Dịch khởi từ đâu hay nguồn gốc của Kinh dịch.
Thứ nhất, Kinh Dịch có
phải của người Việt hay không?
Ta biết, âm dương có sẵn trong trời
đất và luôn có sự biến thông, sự biến thông này theo lý của nó để hình thành
nên các hiện tượng, vật chất tự nhiên mà từ xưa trong nhận thức quan con người
đã biết được (Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nước, Núi, Đất). Cho dù con người sống
bất cứ nơi nào trên trái đất, thông qua cảm quan cũng có thể thấy được 08 hiện
tượng và vật chất tự nhiên này, chỉ khác là tùy theo ngôn ngữ, đặt tên mà cách
gọi có khác nhau. Như vậy, Kinh Dịch đã có sẵn trong tự nhiên, không là của ai?
Thứ hai, nền văn minh
nào tổng hợp được hiện tượng tự nhiên để dạy bảo đời sống con người thông qua
kiến thức kinh dịch?
Bạn tìm đọc lại các sách Kinh Dịch
của Trung Hoa; các sách của các nhà nghiên cứu Kinh Dịch Việt Nam trước đây đều
có viết về nguồn gốc Kinh dịch có từ thời Phục Hy đến Văn Vương, Khổng Tử… đều
thấy nói lịch sử Kinh dịch là của Trung Hoa từ khi tìm ra Hà Đồ và Lạc Thư qua
việc Thánh nhân thấy được Long Mã và Rùa thần. Ngày nay thế giới cũng đồng quan
điểm rằng Kinh Dịch là của người Trung Hoa tìm ra.
Thời gian gần đây, trên một số
bài viết, diễn đàn, sách đã phát hành có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
nghiêm túc đã chứng minh Kinh dịch là của dân tộc Việt. Vậy về lịch sử và địa
lý từ xưa có lẽ là vùng đất và dân tộc Bách Việt với nền văn minh lúa nước, văn
hóa âm dương; các tượng quẻ kinh dịch đã được mã hóa trong các truyện kể dân
gian, phong tục truyền thống, biểu tượng văn hóa của dân tộc… nhưng theo dòng lịch
sử hàng ngàn năm, Kinh Dịch – văn hóa của người Việt đã không còn là một cùm từ
chung nên ngày nay họ đã dày công để chứng minh Kinh Dịch là của người Việt.
Theo góc nhìn cá nhân tôi, có mấy
việc như sau:
1. Cuộc sống của con người bắt đầu
bằng các nhu cầu cơ bản đầu tiên là Ăn, mặc, ở, đi lại. Ví dụ như việc ăn, hôm
nay anh mang đến cho tôi một hộp bánh ngon do anh làm, nhiều người biết đó là
bánh của nhà anh, tôi thấy ngon. Một ngày kia về lục lọi trong gia phả và sách
vở ở nhà, rồi tôi nói với anh rằng: Khi xưa cây lúa và công thức làm bánh này
là tổ tiên nhà tôi đã biếu, tặng, cho… tổ tiên nhà anh; cho nên tôi mới thực sự
là người tìm ra công thức vị ngon này, vì anh không chứng minh được nó là tổ
tiên nhà anh nhưng anh lại có những hộp bánh ngon mang thương hiệu nhà anh; tôi
nói của tôi vì trong nhà tôi còn có các mẫu khuôn bánh đó và tôi nói loại lúa
đó chỉ mọc được trong đất nhà tôi trước đây sau mới gieo trồng sang đất nhà
anh, nhà anh có may mắn là có nhiều người nối tiếp nhau vung trồng nhân giống để
nó phát triển đến ngày nay. Như vậy, việc truy tìm nguồn gốc cái bánh là của nhà anh hay nhà tôi thành ra mâu thuẫn không cần thiết.
2. Nhiều người ai cũng biết, Đạo
Phật không còn phát triển lớn mạnh trên quê hương phát tích khởi thủy ở Ấn Độ
mà được phát triển và gìn giữ ở những vùng lân cận hoặc cách xa với nhiều tông
phái có nguồn gốc từ Đạo Phật.
3. Ngày nay, lĩnh vực công nghệ
thông tin ai cũng biết được những chuỗi số nhị phân được sắp xếp có trật tự để
biểu diễn thông tin trên máy tính hoặc trên mạng Internet. Cho dù theo hướng học
thuật, hay phát triển công nghệ thì các quốc gia, con người đều tập trung vào
việc phát triển ứng dụng, sản phẩm phù hợp với thời đại mới mà ai cũng đang thấy.
Mặc dù vậy không ai cần phải truy tìm lại nguồn gốc công nghệ trước khi ngồi
vào viết lệnh cho ra đời sản phẩm công nghệ, cái họ tập trung là giá trị sản phẩm
công nghệ của họ và sự đón nhận của người dùng.
Từ 3 ví dụ trên, tôi muốn nói rằng Kinh Dịch là Âm Dương đó là phần thể; Ngũ hành, phong thủy, tử vi, độn giáp, bốc
phệ…. đó là phần dụng. Vì vậy, ta không thể bỏ thể mà chỉ tập trung vào dụng,
vì như vậy chỉ làm xa rời nguồn gốc Kinh Dịch mà khiến việc học dịch dù mất cả
chục ngàn giờ cũng không đạt kết quả; ngược lại không thể bỏ dụng và đi truy
tìm thể mà phải song hành cả dụng và thể, theo tôi cách hay nhất là:
(1) Chọn lấy một hoặc vài môn ứng dụng của kinh dịch để luyện tập đạt đến độ chuyên sâu, tìm hiểu học thuật của một nhà Dịch học cụ thể;
(2) Vận dụng thành thạo ngũ hành, can chi và tuần hoàn của 12 tiết khí.
(3) Hiểu được sắp xếp phương vị của các đồ hình, thứ tự chuyển đổi âm dương và biến hóa của các quẻ;
(4) Ngày ngày dành ít thời gian đọc tượng truyện, lời hào từ, nghiền ngẫm từng quẻ;
(5) Dùng dịch thâm nhập sâu vào các lý của tự nhiên, xã hội và tâm lý con người, phát triển học thuật dự báo;
(6) Đi theo hướng hình nhi thượng học để từ cái âm dương nhị nguyên của dịch thấy được cái nhất nguyên và lý của dịch (từ trong biến dịch, thấy được bất dịch);
Chỉ 6 việc này cũng có khi mất thời gian cả đời người với thời lượng mỗi ngày ít nhất 04 giờ đồng hồ. Nguyên tắc để giữ cho việc học này, đó là: ta cần học kinh dịch để mình phẳng lặng như gương, là biểu lý của dịch, không nặng bên nào cho thấu rõ huyền cơ.
(1) Chọn lấy một hoặc vài môn ứng dụng của kinh dịch để luyện tập đạt đến độ chuyên sâu, tìm hiểu học thuật của một nhà Dịch học cụ thể;
(2) Vận dụng thành thạo ngũ hành, can chi và tuần hoàn của 12 tiết khí.
(3) Hiểu được sắp xếp phương vị của các đồ hình, thứ tự chuyển đổi âm dương và biến hóa của các quẻ;
(4) Ngày ngày dành ít thời gian đọc tượng truyện, lời hào từ, nghiền ngẫm từng quẻ;
(5) Dùng dịch thâm nhập sâu vào các lý của tự nhiên, xã hội và tâm lý con người, phát triển học thuật dự báo;
(6) Đi theo hướng hình nhi thượng học để từ cái âm dương nhị nguyên của dịch thấy được cái nhất nguyên và lý của dịch (từ trong biến dịch, thấy được bất dịch);
Chỉ 6 việc này cũng có khi mất thời gian cả đời người với thời lượng mỗi ngày ít nhất 04 giờ đồng hồ. Nguyên tắc để giữ cho việc học này, đó là: ta cần học kinh dịch để mình phẳng lặng như gương, là biểu lý của dịch, không nặng bên nào cho thấu rõ huyền cơ.
Nhận xét
Đăng nhận xét