Biết làm cho mất
Dịch Kinh có câu "Biết tiến biết thoái, biết giữ cho còn biết làm cho mất, mà không làm mất cái Chánh của mình."
Trang Tử nói "Nước không đủ sâu thì không chứa nổi thuyền lớn."
Cái tánh tự nhiên của vạn vật là sự bảo toàn và chứa đựng, đó chính là Đức. Đức là biểu hiện của Đạo. Cái ta biết làm cho mất thì chính nó sẽ tự bảo toàn; cái ta không tranh thì chính cái đó cũng không ai tranh với ta. Như Đức của nước, chính vì ở chỗ hiểm sâu nên sức chứa đựng mới càng lớn. Chỗ hiểm sâu là chỗ chẳng ai dám tranh.
Trong kinh dịch có 3 quẻ hiểm nạn đều có ngoại quái hoặc nội quái có tượng thủy. Do đó trong hiểm nạn mà không giữ lấy Đức Chánh thì mới gọi là mất; trong hiểm nạn biết làm cho mất là tự nhiên có sự bảo toàn. Ví như cố giành lấy cái được vinh dự cho cá nhân trong thời quẻ Kiển, thì chẳng khác nào đi về hướng Đông Bắc. Bởi vậy, khi vào hiểm nạn phải hiểu sự chứa đựng của nước. Tượng quẻ là một dương nằm giữa hai âm, là quẻ thuộc dương, tức không làm mất tính quân tử của mình, là giữ được Chánh.
Trang Tử nói "Nước không đủ sâu thì không chứa nổi thuyền lớn."
Cái tánh tự nhiên của vạn vật là sự bảo toàn và chứa đựng, đó chính là Đức. Đức là biểu hiện của Đạo. Cái ta biết làm cho mất thì chính nó sẽ tự bảo toàn; cái ta không tranh thì chính cái đó cũng không ai tranh với ta. Như Đức của nước, chính vì ở chỗ hiểm sâu nên sức chứa đựng mới càng lớn. Chỗ hiểm sâu là chỗ chẳng ai dám tranh.
Trong kinh dịch có 3 quẻ hiểm nạn đều có ngoại quái hoặc nội quái có tượng thủy. Do đó trong hiểm nạn mà không giữ lấy Đức Chánh thì mới gọi là mất; trong hiểm nạn biết làm cho mất là tự nhiên có sự bảo toàn. Ví như cố giành lấy cái được vinh dự cho cá nhân trong thời quẻ Kiển, thì chẳng khác nào đi về hướng Đông Bắc. Bởi vậy, khi vào hiểm nạn phải hiểu sự chứa đựng của nước. Tượng quẻ là một dương nằm giữa hai âm, là quẻ thuộc dương, tức không làm mất tính quân tử của mình, là giữ được Chánh.
Nhận xét
Đăng nhận xét