Địa Thiên Thái
Lời quẻ:
Thái: Tiểu vãng đại lai, cát, hanh.
Dịch:
Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương) lại, tốt, hanh thông.
Lời bàn:
Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Ðoái là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt. Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích. Thoán từ bàn thêm: Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.
Hào từ:
1. Sơ cửu: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, chinh cát.
Dịch: Hào 1, dương: Nhổ rễ cỏ mao mà được cả đám, tiến lên thì tốt.
Lời bàn: Hào này là người có tài, còn ở vị thấp, nhưng cặp với hào hai trên, như có nhóm đồng chí dắt díu nhau tiến lên, để gánh việc thiên hạ, cho nên việc làm dễ có kết quả như nhổ rễ cỏ mao, nhổ một cọng mà được cả đám.
2. Cửu nhị: Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, bằng vong, đắc thượng vu.
Dịch: Bao dung sự hoang phế (những tệ hại cũ), dùng cách cương quyết mạo hiểm như lội qua sông, không bỏ sót những việc (hoặc người), ở xa, không nghĩ đến bè đảng, mà phải hợp với đạo trung.
Lời bàn: Hào dương, đắc trung, đồng chí đã đông (hào 1 và 3), lại ứng hợp với hào 5 âm, cũng đắc trung, tức với vị nguyên thủ tin cậy, nghe theo mình, vậy là có tài lớn mà hoàn cảnh rất thuận lợi; nhưng cần có những đức này nữa: - Có độ lượng, bao dung một số tệ hại cũ còn lại, đừng mong trừ tiệt ngay trong buổi đầu. - Có đức cương quyết mạo hiểm như người có gan lội qua sông, như Luận ngữ nói: bạo hổ bằng hà. - Tính trước những việc xa xôi sẽ xảy tới (có người hiểu là đừng bỏ sót những người ở xa). - Đừng có tinh thần đảng phái mà có hại cho đại nghĩa. - Cần nhất là giữ đạo trung của hào 2, việc gì cũng vừa phải thôi, chẳng hạn bao dung quá hay mạo hiểm quá đều là hại cả.
3. Cửu tam: Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ.
Dịch: Hào 3, dương: Không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.
Lời bàn: Hào 3 này bất trung, quá cương, ở cuối nội quái, giữa quẻ Thái, nghĩa là đã thịnh cực rồi, cho nên Chu Công răn bằng sắp suy đấy, sắp lâm vào cảnh gian nan đấy. Nhờ đắc chính (hào dương ở ngôi dương) mà ở vào thời Thái, cho nên không đến nỗi tội lỗi. Đừng lo ngại, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.
4. Lục tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu.
Dịch: Hào 4, âm: Dập dìu (hoặc hớn hở) với nhau, không giàu mà thành một xóm, chẳng ước hẹn mà cũng tin nhau.
Lời bàn: Đây đã quá nửa quẻ Thái, dương suy, bày âm (ba hào âm) tức bọn tiểu nhân kết hợp với nhau, tuy chúng không “giàu”, không có tài đức (âm có nghĩa là hư, trái với thực – dương – cho nên bảo là không giàu) nhưng cũng thành một xóm đông, đồng tâm với nhau, chẳng ước hẹn mà cùng tin nhau, vì cùng sẵn lòng gian tà cả.
5. Lục ngũ: Đế Ất qui muội, dĩ chỉ, nguyên cát.
Dịch: Như vua Đế ất (đời Thương) cho em gái về nhà chồng, có phúc, rất tốt.
Lời bàn: Hào âm này đắc trung, tuy ở địa vị chí tôn mà khiêm nhu, lại ứng hợp với hào 2, dương ở dưới; như em gái vua Đế ất, chịu làm vợ một người hiền trong giới bình dân, sẽ được hưởng phúc.
6. Thượng lục: Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Thành đổ sụp xuống, lại chỉ là đống đất. Đừng dùng quân nữa, bất quá mệnh lệnh chỉ ban ra được trong ấp mình thôi. Dù hành động của mình chính đáng nhưng vẫn thất bại mà xấu hổ.
Lời bàn: Đây tới lúc cuối cùng của thời Thái, sắp bĩ rồi, như cái thành sụp xuống. Vì là hào âm lại ở địa âm, đừng tranh giành (dùng quân) nữa, không cứu vãn được đâu, có ban lệnh cũng chỉ một ấp mình nghe thôi. Hai chữ “trinh lận”, R. Wilhem giảng là: dù có kiên nhẫn (chống đỡ) cũng thất bại mà xấu hổ. Chúng tôi nghĩ hào cuối này âm nhu thái quá, không có chí kiên nhẫn được, nên dịch theo Chu Hi.
Ghi nhớ:
KHÔNG CÓ GÌ BẰNG MÃI MÀ KHÔNG NGHIÊNG, ĐI MÃI MÀ KHÔNG TRỞ LẠI
1- Tiếp tục đoàn kết nhất trí để tiếp tục phát triển.
2- Người lãnh đạo phải quyết đoán, khoan dung, quang minh lỗi lạc, vừa biết nhu vừa biết cương, nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
3- Hiểu được cái lẽ "vật cực tất phản", giữ vững thuần chính, kiên trì mục tiêu đúng đắn ban đầu.
4- Phải biết phòng xa, luôn giữ đầu óc tỉnh táo.
5- Chiêu nạp hiền tài, dốc sức cho sự nghiệp phát triển.
6- Khi tình thế đã xấu đi hiển nhiên, thì không nên cố sức níu kéo, mà phải lợi dụng tình thế nhằm hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Thái: Tiểu vãng đại lai, cát, hanh.
Dịch:
Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương) lại, tốt, hanh thông.
Lời bàn:
Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Ðoái là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt. Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích. Thoán từ bàn thêm: Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.
Hào từ:
1. Sơ cửu: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, chinh cát.
Dịch: Hào 1, dương: Nhổ rễ cỏ mao mà được cả đám, tiến lên thì tốt.
Lời bàn: Hào này là người có tài, còn ở vị thấp, nhưng cặp với hào hai trên, như có nhóm đồng chí dắt díu nhau tiến lên, để gánh việc thiên hạ, cho nên việc làm dễ có kết quả như nhổ rễ cỏ mao, nhổ một cọng mà được cả đám.
2. Cửu nhị: Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, bằng vong, đắc thượng vu.
Dịch: Bao dung sự hoang phế (những tệ hại cũ), dùng cách cương quyết mạo hiểm như lội qua sông, không bỏ sót những việc (hoặc người), ở xa, không nghĩ đến bè đảng, mà phải hợp với đạo trung.
Lời bàn: Hào dương, đắc trung, đồng chí đã đông (hào 1 và 3), lại ứng hợp với hào 5 âm, cũng đắc trung, tức với vị nguyên thủ tin cậy, nghe theo mình, vậy là có tài lớn mà hoàn cảnh rất thuận lợi; nhưng cần có những đức này nữa: - Có độ lượng, bao dung một số tệ hại cũ còn lại, đừng mong trừ tiệt ngay trong buổi đầu. - Có đức cương quyết mạo hiểm như người có gan lội qua sông, như Luận ngữ nói: bạo hổ bằng hà. - Tính trước những việc xa xôi sẽ xảy tới (có người hiểu là đừng bỏ sót những người ở xa). - Đừng có tinh thần đảng phái mà có hại cho đại nghĩa. - Cần nhất là giữ đạo trung của hào 2, việc gì cũng vừa phải thôi, chẳng hạn bao dung quá hay mạo hiểm quá đều là hại cả.
3. Cửu tam: Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ.
Dịch: Hào 3, dương: Không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.
Lời bàn: Hào 3 này bất trung, quá cương, ở cuối nội quái, giữa quẻ Thái, nghĩa là đã thịnh cực rồi, cho nên Chu Công răn bằng sắp suy đấy, sắp lâm vào cảnh gian nan đấy. Nhờ đắc chính (hào dương ở ngôi dương) mà ở vào thời Thái, cho nên không đến nỗi tội lỗi. Đừng lo ngại, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.
4. Lục tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu.
Dịch: Hào 4, âm: Dập dìu (hoặc hớn hở) với nhau, không giàu mà thành một xóm, chẳng ước hẹn mà cũng tin nhau.
Lời bàn: Đây đã quá nửa quẻ Thái, dương suy, bày âm (ba hào âm) tức bọn tiểu nhân kết hợp với nhau, tuy chúng không “giàu”, không có tài đức (âm có nghĩa là hư, trái với thực – dương – cho nên bảo là không giàu) nhưng cũng thành một xóm đông, đồng tâm với nhau, chẳng ước hẹn mà cùng tin nhau, vì cùng sẵn lòng gian tà cả.
5. Lục ngũ: Đế Ất qui muội, dĩ chỉ, nguyên cát.
Dịch: Như vua Đế ất (đời Thương) cho em gái về nhà chồng, có phúc, rất tốt.
Lời bàn: Hào âm này đắc trung, tuy ở địa vị chí tôn mà khiêm nhu, lại ứng hợp với hào 2, dương ở dưới; như em gái vua Đế ất, chịu làm vợ một người hiền trong giới bình dân, sẽ được hưởng phúc.
6. Thượng lục: Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Thành đổ sụp xuống, lại chỉ là đống đất. Đừng dùng quân nữa, bất quá mệnh lệnh chỉ ban ra được trong ấp mình thôi. Dù hành động của mình chính đáng nhưng vẫn thất bại mà xấu hổ.
Lời bàn: Đây tới lúc cuối cùng của thời Thái, sắp bĩ rồi, như cái thành sụp xuống. Vì là hào âm lại ở địa âm, đừng tranh giành (dùng quân) nữa, không cứu vãn được đâu, có ban lệnh cũng chỉ một ấp mình nghe thôi. Hai chữ “trinh lận”, R. Wilhem giảng là: dù có kiên nhẫn (chống đỡ) cũng thất bại mà xấu hổ. Chúng tôi nghĩ hào cuối này âm nhu thái quá, không có chí kiên nhẫn được, nên dịch theo Chu Hi.
Ghi nhớ:
KHÔNG CÓ GÌ BẰNG MÃI MÀ KHÔNG NGHIÊNG, ĐI MÃI MÀ KHÔNG TRỞ LẠI
1- Tiếp tục đoàn kết nhất trí để tiếp tục phát triển.
2- Người lãnh đạo phải quyết đoán, khoan dung, quang minh lỗi lạc, vừa biết nhu vừa biết cương, nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
3- Hiểu được cái lẽ "vật cực tất phản", giữ vững thuần chính, kiên trì mục tiêu đúng đắn ban đầu.
4- Phải biết phòng xa, luôn giữ đầu óc tỉnh táo.
5- Chiêu nạp hiền tài, dốc sức cho sự nghiệp phát triển.
6- Khi tình thế đã xấu đi hiển nhiên, thì không nên cố sức níu kéo, mà phải lợi dụng tình thế nhằm hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.